API là gì? Các đặc điểm cơ bản của API

API là gì

Thuật ngữ API hiện nay đã không còn xa lạ và trở thành một ứng dụng thân thuộc với mọi thiết kế web. Nếu ai đã từng làm việc với hệ thống các trang web lớn của các tập đoàn công nghệ có tiếng như: Facebook, Google, Mocrosoft…Hay các trang web lớn trong nước thì luôn tiếp xúc với nó. Tuy nhiên, API là gì? API bao gồm các đặc điểm cơ bản nào? Gồm những loại nào?…thì nhiều người vẫn còn rất mơ hồ. Hãy bỏ chút thời gian quý báu để đọc những chia sẻ nhỏ của Free PHP Editor để hiểu hơn về thuật ngữ này quý vị nhé.

API là gì?

API là gì
API là gì?

API là tên viết tắt của cụm từ Application Programming Interface, nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng. API là phương thức các lập trình viên kết nối với các ứng dụng khác hay các thư viện. Nó cũng có thể hiểu giống như bàn phím giữ chức năng là thiết bị dùng kết nối giữa người dùng và máy tính hoặc người dùng với ứng dụng di động.

Là phần mềm kết nối giữa các chương trình và hệ điều hành. Cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm. Nói cách khác, là một loại công cụ, là cách để tạo ra phần mềm, hệ điều hành, ứng dụng, các module trong hệ thống có thể giao tiếp và tận dụng năng lực của nhau. API của các hệ điều hành khác nhau sẽ rất khác nhau và không thể tương thích với nhau. Đó là lý do các ứng dụng khác nhau đều trang bị một nền tảng riêng biệt.

Theo công ty phần mềm Mona Software thì API có thể sử dụng cho web-based system, operating system, database system, computer hardware, software library. Tài liệu cho giao diện này thường được cung cấp để tạo thuận lợi cho việc sử dụng và triển khai. Hầu hết các công ty lớn đã xây dựng giao diện lập trình này cho khách hàng của họ hoặc để sử dụng nội bộ.

API bao gồm những loại nào?

"<yoastmark

Trên thực tế, nền tảng API bao gồm rất nhiều loại. Có những cách phân loại sau:

Phân loại API theo phân ngành nhỏ trong ngành công nghệ thông tin

Nếu phân loại theo phân ngành nhỏ trong ngành công nghệ thông tin thì có các loại sau:

  • API trên nền tảng web: API trên nền tảng web hay còn gọi là web API. Loại này hiện đang được sử dụng phổ biến trong lập trình web hiện nay. Công ty lập trình website Mona Media cho biết rằng những website lớn như Facebook, Google đều cung cấp hệ thống API. Cho phép bạn kết nối, lấy dữ liệu hoặc cập nhật dữ liệu vào hệ thống. Đại đa số các API trên nền tảng web được thiết kế theo tiêu chuẩn RESTful. Thường có định dạng dữ liệu là JSON, XML hoặc một kiểu dữ liệu bất kì.
  • API trên hệ điều hành: Khái niệm này còn có trước cả API trên nền tảng web. Microsoft cung cấp các hệ điều hành Windows cùng các tài liệu API là đặc tả các hàm, phương thức, lời gọi hàm cũng như các giao thức kết nối cho lập trình viên. Giúp cho các lập trình viên có thể tạo ra các phần mềm ứng dụng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành.
  • API của thư viện phần mềm hay framework: Mô tả và quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp. Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng thư viện được viết bằng ngôn ngữ khác. Chẳng hạn có thể dùng Php để yêu cầu một thư viện tạo file PDF được viết bằng C++.

Phân loại API theo quyền hạn truy cập

Phân loại API theo quyền hạn truy cập bao gồm 3 loại:

  • API mở (open API): Là API công khai, không có hạn chế nào khi truy cập các loaijn API này vì chúng có sẵn công khai.
  • API đối tác (Partner API): Cần các quyền hoặc giấy phép cụ thể truy cập loại API này vì chúng không có sẵn công khai.
  • API nội bộ (Internal API): Loại này còn được gọi là API riêng tư, chỉ các hệ thống nội bộ mới dùng loại này. Do chúng ít được biết đến và thường sử dụng trong phạm vi công ty. Sử dụng trong các đội ngũ phát triển nội bộ khác nhau để có thể cải thiện các sản phẩm và dịch vụ mình.

Các đặc điểm cơ bản của API

"Các

  • Hiện nay, API là một framework mới rất được ưa chuộng. Giúp người dùng xây dựng các HTTP server nhanh như một tia chớp và khá đơn giản. Vì đây là một là một mã nguồn mở nên có thể sử dụng bất kì client nào có hỗ trợ XML, JSON. Có cấu hình đơn giản, hỗ trợ chức năng RESTful (một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web để tiện cho việc quản lý các resource).
  • Các API hiện đại tuân thủ các tiêu chuẩn thường là HTTP và REST. Dễ dàng sử dụng, dễ hiểu và thân thiện với các nhà phát triển
  • Được xử lý giống như sản phẩm hơn là code. Chúng được thiết kế cho các đối tượng cụ thể
  • Vì được chuẩn hóa nhiều hơn, nên có tính bảo mật và quản trị mạnh hơn, cũng như được theo dõi và quản lý hiệu suất, quy mô tốt hơn.
  • Cũng như bất kì phần mềm sản phẩm nào khác, nó có chu kì phát triển phần mềm riêng của nó về thiết kế, thử nghiệm, xây dựng, quản lý.

Những ưu nhược điểm của phần mềm API

"Ưu

Ưu điểm của phần mềm API

Vì là nền tảng hiện đại nên API có rất nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Tự động hóa: Nó giúp phần mềm máy tính thay vì có thể quản lý công việc, thông qua API, các cơ quan có thể cập nhật luồng công việc để làm cho chúng nhanh hơn và hiệu quả hơn.
  • Ứng dụng linh hoạt: Phần mềm này có thể truy cập vào các thành phần ứng dụng, nên việc cung cấp dịch vụ và thông tin linh hoạt hơn rất nhiều.
  • Phạm vi rộng: Với nó, một lớp ứng dụng có thể được tạo ra để có thể được sử dụng để phân phối thông tin và dịch vụ cho đối tượng mới có thể được cá nhân hóa, nhằm tạo trải nghiệm cho người dùng tùy chỉnh.
  • Dữ liệu mới có sẵn: API cho phép tất cả thông tin được tạo ở cấp chính phủ có sẵn cho mọi người dân, không chỉ một số người được chọn.
  • Hiệu quả cao: Khi quyền truy cập được cung cấp cho API, nội dung được tạo có thể được xuất bản tự động và có sẵn cho mọi kênh. Cho phép được chia sẻ và phân phối dễ dàng hơn.
  • Tích hợp: Phần mềm cho phép nội dung được nhúng từ bất kì trang web hay ứng dụng nào dễ dàng hơn. Điều này có thể đảm bảo cho việc cung cấp thông tin trôi chảy hơn và trải nghiệm người dùng tích hợp.
  • Cá nhân hóa: Thông qua phần mềm này, bất kì người dùng hoặc công ty nào cũng có thể tùy chỉnh nội dung và dịch vụ mà họ sử dụng nhiều nhất.
  • Thích ứng: Giúp dự đoán các thay đổi. Khi làm việc với công nghệ này, việc di chuyển dữ liệu được hỗ trợ tốt hơn, thông tin được xem xét kĩ hơn. Nói chung là API cung cấp dịch vụ linh hoạt hơn.

Nhược điểm của web API

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, thì phần mềm này còn có một số những hạn chế nhất định:

  • Tốn nhiều chi phí phát triển, vận hành, chỉnh sửa
  • Đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu
  • Có thể gặp rắc rối về vấn đề bảo mật khi bị tấn công hệ thống

Tại sao giao diện API có mặt ở hầu hết các website lớn?

Nền tảng API xuất hiện ở hầu hết các website lớn, bởi vì đối những trang web lớn thường có một hệ thống cơ sở dữ liệu khá lớn và một số website còn yêu cầu thêm các chức năng chuyên dụng như website về du lịch cần hệ thống đặt hàng khá phức tạp, thương mại điện tử cần thực hiện nhiều trao đổi cùng lúc, hay website nhập hàng với lượng lớn khách hàng truy cập đặt hàng, website đặt vé cần sự nhanh chóng, chính xác… Để tránh sự rắc rối khi thêm quá nhiều tính năng cho một website thì API là phương án tối ưu nhất hiện nay.

Chẳng hạn một ứng dụng web kết nối đến các hệ thống bán hàng trực tuyến lớn như: Lazada, Tiki, Sendo…Mỗi khi kho hàng của bạn có một biến động, bạn cần cập nhật biến động này đến các kênh bán hàng ở trên. Nếu việc này thực hiện bằng tay thì thật là một khó khăn không tưởng. Để giải quyết khó khăn này cần phải có sự hỗ trợ của phần mềm này. Mỗi kênh bán hàng trên đều cung cấp các hệ thống web API, bạn cần xây dựng một ứng dụng thực hiện các cú pháp theo đặc tả của từng kênh bán hàng.

Mọi việc sẽ tự động giống như và các kênh bán hàng này chỉ là một hệ thống vậy. Đó cũng chính là mục đích của giao diện lập trình ứng dụng này, nó giúp cho các lập trình viên dễ dàng sử dụng các công nghệ được xây dựng sẵn trong các ứng dụng. Từ đó tạo ra một hệ thống lớn mà không cần quan tâm đến các hệ thống này xây dựng bằng ngôn ngữ gì. Đây là lý do mà bất kì một website lớn nào cũng không thể thiếu.

Như vậy, API đến với người dùng như sự hỗ trợ đắc lực và mang lại hiệu quả cao, đặc biệt thực sự hữu ích với các lập trình viên. Hy vọng với những chia sẻ nhỏ trên đây, phần nào đã giúp quý vị hiểu rõ hơn về giao diện lập trình ứng dụng này cũng như những lợi ích của nó trong kinh doanh. Hãy bắt đầu với nó khi bạn muốn có một nền tảng vững chắc nhé.

Xem thêm bài viết: ReactJS là gì? Những điều cần biết về ReactJSC