Như chúng ta đã biết, bug là một thuật ngữ chuyên ngành dành riêng cho các lập trình viên và tester, dùng để chỉ những lỗi phát sinh trong quá trình phát triển phần mềm. Vậy Bug là gì? Các bug thường gặp trong lập trình phần mềm là những loại nào? Cùng Free PHP Editor tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Bug là gì?
Bug là thuật ngữ dùng để chỉ những phần mềm lỗi trong chương trình hoặc máy tính hệ thống, khiến cho kết quả trả về không được xác định chính xác, hoặc không đạt hiệu quả như mong muốn. Nói cách khác, bug là lỗi xuất hiện trong quá trình viết mã mà bất cứ người lập trình duyệt nào cũng gặp phải.
Bug chỉ là lỗi phần mềm được phát hiện, còn để sửa lỗi này người ta sẽ dùng thuật ngữ Debug để chỉ. Đây là thuật ngữ chỉ quá trình tìm kiếm và phát hiện lỗi phần mềm hệ thống thường được các lập trình viên sử dụng. Debug là quá trình diễn ra ngay khi những dòng code đầu tiên hoàn thành và được thực hiện cho đến khi kết hợp với những unit khác. Các đoạn code sau khi được kết nối với nhau mới trở thành phần mềm hoàn chỉnh.
Quá trình Debug sẽ được thực hiện song song với viết code, phát hiện lỗi sai ở đâu sẽ được sửa ngay ở đó, tránh việc khi phần mềm đã hoàn chỉnh rồi mới tìm lỗi bug thì sẽ mất thời gian. Fix Bug được xem là quá trình sửa lỗi bug, được thực hiện ngay sau Debug khi lập trình viên vừa viết code vừa tìm ra lỗi sai sau đó. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm phần mềm và hệ thống.
Nguyên nhân phát sinh Bug trong lập trình phần mềm
Có rất nhiều lý do gây ra Bug trong quá trình Design và Coding, sản phẩm phức tạp thì khả năng xuất hiện Bug càng cao. Cụ thể, những nguyên nhân phát sinh Bug trong lập trình phần mềm sẽ như sau:
Do người tạo sản phẩm
Bug xuất hiện nguyên nhân chủ yếu là do con người tạo ra chương trình phần mềm đó, bởi không có bất kỳ lập trình viên nào có thể tự tin rằng sản phẩm của mình không có một lỗi nào cả. Con người luôn không hoàn hảo, vậy nên những sản phẩm do con người tạo ra dù ưu việt tới đâu cũng sẽ có lỗi.
Do quá trình trao đổi thông tin thất bại
Khi quá trình trao đổi thông tin thất bại được xảy ra ở nhiều phases như thu thập yêu cầu, hiểu yêu cầu thực hiện implement, tổng hợp – giải thích yêu cầu,… bug sẽ sinh ra. Ngoài ra, trường hợp lập trình viên cố gắng sửa đoạn code của ai khác dẫn tới thiếu đi sự trao đổi giữa 2 bên cũng phát sinh ra bug.
Do kỹ năng kiểm thử kém
Có rất nhiều đơn vị thường xem nhẹ khâu kiểm thử, tester thiếu hiểu biết, kinh nghiệm non sẽ dẫn tới việc bỏ soát bug trong sản phẩm. Bên cạnh đó, nếu tester không cẩn thận, tập trung chú ý trong quá trình test thì kết quả sẽ khiến sản phẩm yếu kém, dễ tồn tại nhiều bug nghiêm trọng.
Do thời gian lập trình quá nhanh
Việc lập trình sản phẩm gấp gáp, trong thời gian dồn dập với nguồn lực hạn chế để khiến cho sản phẩm làm đúng tiến độ sẽ phát sinh ra bug. Bởi khi đó code và kiểm thử sẽ không được thực hiện cẩn thận dễ gây ra lỗi.
Do tư duy thiết kế kém logic
Đối phần những phần mềm phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư, nghiên cứu, phát triển và tư duy nhiều. Vậy nên nếu bạn không có một tư duy logic, cẩn thận trong từng bước thì sẽ rất dễ gây ra bug.
Do code kém hiệu quả
Code yếu kém cũng là một nguyên nhân phát sinh ra bug, được thể hiện qua việc xử lý lỗi không hiệu quả thiếu validate dữ liệu. Đôi khi các lập trình viên làm việc với tool, debuggers, compilers kém hiệu quả cũng sẽ phát sinh ra bug.
Do thiếu kiểm soát với các build version
Nếu một function được test ở bản buid trước sau đó bạn mới thấy bù hồi quy xảy ra thì rất khó có thể phát hiện ra chúng. Việc kiểm soát các bản buid là yếu tố quan trọng giúp bạn tránh được các bug trong quá trình lập trình.
Các bug thường gặp khi lập trình phần mềm
Có một sự thật rằng bug chính là một lỗi xuất hiện trong phần mềm và hệ thống với rất nhiều loại, cụ thể như sau:
Bug tí hon
Có thể coi bug tí hon là một loại bọ, vì chúng có kích thước nhỏ và thậm chí còn nhỏ hơn cả đồng loại của chúng. Vậy nên việc đối phó cũng như tiêu diệt loại bug này là điều không hề dễ dàng đối với các lập trình viên. Bạn phải sử dụng những loại compile error và tiêu tốn rất nhiều thời gian để tìm ra đoạn code đang gặp vấn đề và tiêu diệt chúng.
Bug khủng
Bug khùng thường là những dòng chữ code do bạn đánh mắc lỗi liên quan đến cú pháp hoặc các lỗi gõ sai về chính tả. Những loại bug này thường bắt nguồn từ những lỗi thuật toán, logic hoạch một số tài nguyên khác bao gồm cả việc lập trình viên sử dụng sai các loại dữ liệu của nó. Mỗi loại ngôn ngữ lập trình khác nhau đều cần một cú pháp riêng biệt đảm bảo không có loại ngôn ngữ nào giống nhau cả. Vậy nên bạn cần cố gắng theo dõi cụ thể và tỉ mỉ để các sai lệch không làm hỏng những thứ còn lại.
Bug không tồn tại
Khi gặp phải loại bug này các compile error sẽ nhảy lung tung, liên tục và mặc kệ cho người lập trình viên đã review code như thế nào. Lỗi này thường xảy ra do lập trình viên dịch lỗi hoặc sử dụng sai, bạn sẽ nhận được báo lỗi khi xảy ra nhưng lại không có bất kỳ lỗi nào cả. Điều này có nghĩa trình biên dịch chỉ đang hiển thị lên cho bạn thấy các lỗi đang tồn tại mà trước đó không thể phát hiện ra.
Bug bất ngờ
Bug bất ngờ là một trong những loại bug xuất hiện một cách bất ngờ trong lập trình của bạn. Nếu như số lượng code càng nhiều thì việc debug sẽ dễ dàng hơn, tuy nhiên sẽ có một số lỗi mất ít thời gian và một số sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể sửa chữa và điều chỉnh lại được. Vậy nên nếu như code của bạn đang hoạt động tốt thì không nên đụng gì tới nó để tránh tình trạng bị bug.
Bug ẩn thân
Bug ẩn thân là những lỗi sẽ không hiển thị lên trong quá trình lập trình viên đang viên dịch. Nó sẽ xuất hiện sau khi phần mềm này đã được cài đặt hoàn tất và đang trong quá trình sử dụng. Trong lúc này, chúng sẽ xảy ra một số sự cố và hoạt động ngoài mong muốn, trở thành lỗ hổng khiến chi phần mềm không còn an toàn và dễ bị hack.
Một số cách sửa lỗi bug hiệu quả
Dưới đây là những cách sửa lỗi bug hiệu quả được các lập trình viên sử dụng trong quá trình lập trình phần mềm:
- Tái hiện lại bug: Trên thực tế, việc tái hiện lại bug sẽ diễn ra một cách chính xác khi mọi người có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn giải quyết vấn đề. Đặc biệt là trong những dự án lớn, nơi mà những dòng code được viết khá phức tạp thì việc tái hiện lại bug là một cách đáng tin cậy để fix bug hiệu quả.
- Đánh giá và xác định vấn đề: Việc đánh giá bug cũng là một cách giúp bạn tìm gia vấn đề trong quá trình làm việc với codebase. Bạn nên xem xét cẩn thận từ dòng code để xác định vấn đề và sử dụng các công cụ gỡ lỗi để khắc phục vấn đề.
- Xóa dòng code có bug: Rất nhiều lập trình viên thường có suy nghĩ việc xóa những vấn dòng code có bug và cách sửa chữa lỗi hiệu quả. Trên thực tế trong nhiều trường hợp, việc xóa hàm có bug là phương pháp fix bug khá hiệu quả giúp bạn loại bỏ những phần code có lỗi.
- Tự fix bug: Có rất nhiều trường hợp, lập trình viên có thể tự sửa bug thay vì xóa code bằng cách nghiên cứu những dòng code. Đặc biệt nhờ quá trình tự fix bug này bạn sẽ nhận ra rằng bug không hề đáng sợ như chúng ta nghĩ và khả năng phân tích các dòng code của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp về Bug là gì? Các bug thường gặp khi lập trình phần mềm nguyên nhân và cách sửa lỗi hiệu quả. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình theo đuổi công việc lập trình viên.