Chắc đâu đó các bạn đã từng nghe qua cụm từ “ mã nguồn mở” nhưng cũng chưa hề biết nó là gì?Và cũng không biết mình đã từng sử dụng qua mã nguồn mở. Vậy hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu qua cụm từ quen thuộc trên qua bài viết này nhé.
1. Mã nguồn mở là gì?
Mã nguồn mở hay còn có tên gọi là phần mềm nguồn mở, là những phần mềm không quan trọng là ứng dụng lập trình di động, phần mềm PC hay Web app, miễn là nền tảng được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn thì là mã nguồn mở. Có nghĩa là người sử dụng được phép : Chỉnh sửa, nâng cấp, phát triển,… Theo quy định chung trong giấy phép PMNM (phần mềm nguồn mở) một cách tự do không cần xin phép so với phần mềm thương mại hay gọi là mã nguồn đóng.
Nói tóm lại, thuật ngữ “Open source”(tên gọi tiếng anh của mã nguồn mở) được dùng để đưa ra một lời mời hấp dẫn đến các nhà kinh doanh chính là sự miễn phí và cung cấp quyền sở hữu hệ thống cho người dùng. Ngoài ra, chất lượng cũng tương đối ổn định về tính bảo mật cũng như tiêu chuẩn cộng đồng. Những CMS mã nguồn mở phổ biến như WordPress hay Joomla, hay ngôn ngữ mã nguồn mở PHP.
a.Những ưu điểm của Mã nguồn mở
* Sử dụng miễn phí
Vì là chương trình miễn phí nên mình có thể yên tâm chia sẻ cùng với mọi người một chương trình mà mình yêu thích mà không phải lo lắng về bản quyền và hạn chế. Có khá nhiều phần mềm ứng dụng cơ chế mã nguồn mở ở đủ các lĩnh vực như: phần mềm bán hàng, phần mềm quán lý quán cafe, phần mềm quản lý kho hàng…
* Bản nâng cấp tương đối nhanh và tính cộng đồng:
So sánh một chút với chương trình có mã nguồn đóng thì bị hạn chế về mặt độc quyền khi sử dụng các dạng file, dữ liệu,.. theo yêu cầu công việc của bạn nhưng chương trình không cho phép và bạn bị phụ thuộc vào nhà cung cấp nhưng nếu bạn sử dụng mã nguồn mở thì rất nhiều nhà cung cấp sẽ làm hài lòng và giải quyết vấn đề của bạn.
Hệ thống “Open source” thường linh hoạt đến bất ngờ vì được xây dựng trên nhiều hệ thống và được miêu tả chi tiết rất dễ để bạn có thể sử dụng và thay thế nhiều phần cũng như giao diện phù hợp với mình trên hệ thống.
Tính “Cộng đồng” cao nên sự hỗ trợ tù nhiều phía mà không phụ thuộc bất cứ tổ chức hay công ty nào, bạn có thể lấy code của người khác chia sẻ hoặc copy những đoạn module viết sẵn tại free-php-scripts.net và dán vào website của mình, chỉnh sửa lại cho vừa ý là có thể sử dụng.
b. Những nhược điểm của Mã nguồn mở
* Khó nâng cấp và chỉnh sửa :
Cũng vì là chương trình miễn phí nên đa số các Giao diện sẽ đơn điệu ít bắt mắt , chức năng hạn chế, không chỉnh sửa được nhiều…
Lỗi – Chính là điểm gây khó chịu cho người sử dụng, vì nó được miễn phí nên cấu trúc khá đơn giản dành cho những người mới dễ tiếp cận và dễ sử dụng nhất. Nhưng đến lúc nâng cấp theo yêu cầu công việc sẽ dễ dàng bị lỗi,gây khó khăn trong công việc của mình.
* Tính bảo mật không cao
Theo chia sẻ của các nhà cung cấp vps giá rẻ, phần mềm nguồn mở chỉ nên sử dụng cho những công việc đơn giản, không quan trọng như làm đồ án tốt nghiệp, trải nghiệm thiết kế để lấy kinh nghiệm nền tảng,dùng trong mục đích giải trí,… Còn đối với kinh doanh lớn, hay các doanh nghiệp nên hạn chế sử dụng phần mềm mã nguồn mở vì dễ dàng bị công ty đối thủ hoặc đối tượng xấu hack và lấy dữ liệu dẫn đến sự việc nghiêm trọng.
=> Những khuyết điểm trên dẫn đến việc WordPress sẽ không thực sự hỗ trợ tốt, hoạt động mượt mà đối với một website yêu cầu lượng dữ liệu cao và bao gồm nhiều chức năng, tính năng chuyên dụng như: website du lịch, thương mại điện tử, web tin tức, Web-app, website đặt vé máy bay, khách sạn…
2. Những điều cần biết về phần mềm nguồn mở
a.Mã nguồn mở dành cho ai sử dụng
Chúng ta hay hiểu nhầm là PMNM chỉ dành cho những lập trình viên mới có thể biết và sử dụng nhưng thật ra thì bất cứ ai cũng có thể sử dụng nó một cách dễ dàng mà không cần kỹ năng chỉnh sửa hay xây dựng. Vì nó khá là đơn giản và dễ sử dụng không hề phức tạp.
b.Không hoàn toàn miễn phí
Mặc dù chúng ta nói nó là phần mềm cho tất cả mọi người không đồng nghĩa với phần mềm này miễn phí hoàn toàn ,trong nhiều trường hợp nó vẫn có trả phí với một con số khá thấp,hoặc trường hợp hỗ trợ miễn phí với những chức năng thông dụng bình thường và muốn sử dụng tính năng đặc biệt hơn sẽ trả thêm phí.
c.Sự hỗ trợ khi sử dụng có thể có hoặc có thể không
Tùy theo phần mềm mà bạn sử dụng có thể có được sự hỗ trợ nhất định cũng như có thể sẽ không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào. Có một số phần mềm mặc dù là miễn phí nhưng luôn có đường dây nóng hỗ trợ 24/7, danh sách mail hỗ trợ trên các diễn đàn nhưng một số thì không, đó là một sự lựa chọn khi bạn sử dụng.
d.Người dùng có quyền truy cập vào mã nguồn hay không
Trên thực tế, chúng ta nói mã nguồn mở là chúng ta có đầy đủ quyền truy cập vào mã và nguồn của một phần mềm nhưng không có nghĩa là mình “cần” phải truy cập vào nguồn, điều đó không thật sự cần thiết. Chúng chỉ được liệt kê để người sử dụng hiểu rõ hết về khả năng sử dụng thông thường. Khi chúng ta cần sử dụng và nâng cấp cho một số ứng dụng thì mã sẽ luôn tự mở cho mình.
e.Phần mềm mở thường sử dụng nhiều trong thiết kế website
Vì sao phần mềm mở lại thường được sử dụng trong thiết kế website? Vì những yếu tố sau:
- Khả năng quản lý và điều khiển cao, các mã nguồn mở đều do những đội lập trình viên nhiều năm kinh nghiệm viết ra và không ngừng tối ưu để nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Sự sáng tạo bùng nổ cho người sử dụng, các lập trình viên sử dụng có thể mở rộng thêm các tính năng cho mã nguồn. Thậm chí, một số công ty như Gomeetpete còn sử dụng gần như hoàn toàn mã nguồn mở để làm web và chỉ code thêm những tính năng, giao diện theo yêu cầu khách hàng mà open-source không thể hỗ trợ hết.
- Tính bảo mật
- Tính ổn định, dài hạn
- Chính vì khả năng mở rộng cao, bảo mật tốt nên việc thiết kế web doanh nghiệp theo yêu cầu rất tốt, đáp ứng mọi tiêu chí về website của bạn hoặc khi bạn làm dịch vụ web.
Đây là một số đặc điểm nổi bật đáng chú ý của vô vàn đặc điểm chưa kể đến của mã nguồn mở mà mình tổng hợp đến để các bạn dễ hiểu nhất. Với bài viết này mong rằng bạn có thể nắm rõ được một số tính chất ưu điểm cũng như nhược điểm của mã nguồn mở để giúp các bạn sử dụng đúng mục đích của mình một các tối ưu nhất.