Đối với những bạn học lập trình website thì thao tác đầu tiên mà các bạn cần phải thực hiện. Đó chính là việc bạn kết nối PHP với Database sử dụng MySQL để cho website của bạn có thể chạy được. Đối với các bạn cũ thì đây là một công việc vô cùng đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, đối với những bạn mới để có thể thực công việc này một cách chuẩn xác. Thì cũng tương đối khó khăn, đôi khi các bạn còn sẽ xảy ra một số sự cố không mong muốn. Vậy bài viết của chúng tôi ngày hôm nay sẽ đem tới cho các bạn cái nhìn chính xác nhất. Về cách kết nối PHP với MYSQL một cách chính xách nhất.
MYSQL là gì ?
Đối với các bạn học ngành công nghệ thông tin hay liên quan tới lập trình web. Thì MySQL là một khái niệm được sử dụng thường xuyên và rất phổ biến. Bạn có thể hiểu nôm na đây là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở. MySQL là tên viết tắt của Relational Database Management Syste. Cách thức hoạt động của MySQL dựa theo mô hình hoạt động của client server.
Rất nhiều người không phân biệt được việc sử dụng các cụm từ MySQL và RDBMS. Chính vì, MySQL Database được sử dụng quá phổ biến. Thực ra mySQL chỉ là 1 phần nhỏ trong hệ thống quản lí RDBMS. Một điều đặc biệt mà bạn nên biết đó chính là các công ty lớn như Facebook, Twitter, Google cũng sử dụng hệ thống MySQL để lưu trữ dữ liệu.
PHP là gì ?
Đây chính là một ngôn ngữ lập trình website phổ biến nhất hiện nay. Với ngôn ngữ này để lập trình ra các website chạy trên các server máy chủ. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện nhúng các đoạn code php vào các đoạn html. Để có thể tạo ra những hiệu ứng và giao diện mà bạn mong muốn thực hiện. Qua đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của PHP trong thiết kế web. Cho nên bạn muốn trở thành một người làm website giỏi. Chắc chắn bạn sẽ cần hiểu thật rõ về ngôn ngữ lập trình này.
Những thông số mà bạn cần biết trước khi kết nối PHP với MySQL
Để cho quá trình kết nối của bạn được diễn ra một cách đơn giản và nhanh chóng nhất. Bạn sẽ cần chuẩn bị những kiến thức và tài liệu sẵn. Để cho tới khi bước vào thực hành bạn chỉ cần nhập số liệu thôi. Chứ không cần tìm lại từng trường để điền vào các ô nữa.
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thông số cực kì quan trọng mà các bạn cần nhớ:
– Hostname: Đây là server của MySQL. Với phần này, bạn sẽ để mặc định là localhost (tìm hiểu local host là gì) nhé
– Databasename: Tên database mà bạn muốn kết nối
– Username: Tên để bạn truy cập Database. Ở trường này bạn sẽ để mặc định là Root.
– Password: Chắc chắn đây là thuật ngữ vô cùng đơn giản và gần gũi với các bạn rồi. Mật khẩu này bạn sẽ để theo ý muốn của các bạn nhé.
Hướng dẫn chi tiết cách kết nối PHP với MySQL một cách chi tiết nhất
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn thực hiện thao tác này. Cực kì đơn giản và dễ hiểu thông qua ba bước:
– Tạo MySQL database
– Tạo code kết nối PHP với MySQL
– Kiểm tra lại kết nôi và sửa một số lỗi thường gặp
-
Tạo MySQL Database
Đây là một bước cực kì quan trọng và đánh dấu quá trình kết nối của các bạn có thành công hay không. Vì vậy nếu bạn chưa có tài khoản MySQL thì hãy tạo cho mình một tài khoản nhé. Bạn truy cập vào vùng quản trị Hosting của bạn. Tiến hành tạo mới MySQL Database, ở ngay trên thanh công cụ đầu tiên.
Khi bạn thực hiện tạo MySQL, bạn nên nhớ điền các thông tin thật dễ nhớ với các trường:
– MySQL database name
– MySQL username
– Password
– Password again
Cuối cùng bạn nhấn “Creat” để kết thúc quá trình tạo tài khoản. Bạn nên nhớ thật kĩ các thông tin mà bạn vừa điền vào các trường nhé. Vì đây là những thông tin sẽ được sử dụng rất nhiều về sau đó.
-
Viết code để kết nối PHP với MySQL
Để có kết nối website của bạn với MySQL thì yêu cầu website của bạn cần có 1 đoạn code để kết nối. Việc của bạn là hãy tạo cho mình 1 đoạn code để kết nối. Vậy tạo đoạn code như nào, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua phần dưới đây.
Bạn cũng nên biết tới một khái niệm mới, đó là MySQLi – một tính năng tạo nên giao diện cho PHP. Và với đó là PDO – PHP Data Object hỗ trợ rất nhiều các loại database khác nhau. Bạn chỉ cần thêm các hàm khác nhau là các đoạn code đều có thể chạy trên được 1 Script. Dưới đây sẽ là một ví dụ cụ thể về cách bạn tạo 1 object
MySQLi
Việc bạn sử dụng hàm mysqli_conect() chính là cốt lỗi của phương pháp này. Bạn nên lưu ý khi thực hiện phương pháp này. Đó chính là bạn cần sử dụng các biến để có thể kết nối các dữ liệu PHP:
– $severname
– $database
– $username
– $Password
Bạn nên lưu ý điền những thông tin chính xác của database mà bạn vừa tạo ở bước 1. Sao cho chính xác nhất để tránh xảy ra lỗi sau này. Tiếp theo là công việc của hảm mysqli_connect() sẽ tạo một thiết lập với Database. Bằng chính các biến mà bạn đã điền ở phần đầu đoạn code. Nếu như quá trình của các bạn thực hiện thành công, nó sẽ hiện ra như sau:
Function die () được thực thi tại chính đoạn code này. Nó sẽ thực hiện hành động hủy Script và cho ra kết quả mà các bạn mong muốn. Nếu thực hiện thành công bạn sẽ nhìn thấy đoạn code như sau:
Ngoài ra, các nhà cung cấp tên miền cũng nói rằng có thể thực hiện kết nối PHP với MySQL database. Bằng cách chạy code truy cập script trên tên miền của chính mình.
PDO
Công việc đầu tiên của bạn đó chính là việc bạn tạo PDO object. Bạn sẽ sử dụng Data Source Name, cùng với các thông tin như username, password. DSN có thể là 1 biến cơ bản để làm tham số khi các bạn tạo cho mình một PDO object.
Sau khi bạn thực hiện thành công việc kết nối Database với PHP sẽ hiện ra các dòng Code như sau. Nếu như quá trình thực hiện của bạn mà gặp vấn đề, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu phần 3 dưới đây.
Kiểm tra kết nối và sửa các lỗi thông dụng
Nếu quá trình trong bước 1 và bước 2 các bạn thực hiện đúng theo những gì chúng tôi đã hướng dẫn. Hầu như các bạn đều nhận được thông báo thành công, tuy nhiên đối với một số bạn sẽ gặp phải các vấn đề sự cố liên quan tới cài đặt.
Vậy những lỗi đó có nghiêm trọng quá không? Các lỗi mà các bạn gặp phải trong quá trình cài đặt. Đều là những lỗi đơn giản như:
– Lỗi PHP MySQL Conection: access denied for user: kiểm tra lại cách gán user cho giá trị database sao cho chuẩn.
– Lỗi mysqli: Nguyên nhân xảy ra lỗi này đó chính là do script không thể tìm thấy database của website. Điều này là một phần do database không thực hiện phản hồi. Để khắc phục được hiện tượng này đó chính là việc bạn nên xem lại cách đặt tên server mặc định. Đó chính là bạn hãy để tên là localhost.
– Lỗi trên PDO: Với điều này bạn sẽ nhận được thông báo 2 lỗi [HYOOO] là lỗi chúng. Còn [2002] không thể kết nôi với MySQL server local
Kết luận
Với những hướng dẫn chi tiết của chúng tôi trên đây, chúng tôi tin chắc rằng các bạn có thể tự làm được. Để kết nối PHP với PHP mysql một cách đơn giản và dễ dàng nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các tài liệu chuyên dụng về Mysql. Để có thể thực hiện được các thao tác nâng cao với PHP và mysql database. Đây mới chỉ là những kiến thức rất sơ khai về ngành lập trình web. Cho nên hãy thật cố gắng để trau rồi những kiến thức nâng cao hơn về web. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình.
Mọi thông tin thắc mắc, các bạn có thể đặt câu hỏi dưới phần bình luận để có thể được chúng tôi hỗ trợ nhé.